Banner title

Tư vấn hợp đồng

Tổng hợp một số điều cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng cập nhật năm 2020

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì các giao dịch cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các bên tham gia. Chính vì vậy, việc hạn chế các rủi ro khi ký kết các Hợp đồng là hết sức quan trọng, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại bởi đây thường là lĩnh vực phát sinh nhiều hợp đồng với những giá trị rất lớn. Việc hạn chế rủi ro khi tham gia ký kết hợp đồng giúp doanh nghiệp tránh được tối đa các thiệt hại. Để làm được điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải hết sức cẩn trọng khi soạn thảo Hợp đồng. Bạn nên xem xét một số điều cần chú ý khi soạn thảo hợp đồng dưới đây để tránh những trường hợp rủi do liên quan đến quyền lợi của mình và doanh nghiệp.

Bạn nên lưu ý một số điều khi thực hiện soạn thảo hợp đồng

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn, soạn thảo Hợp đồng thương mại nói riêng và tư vấn trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, Hi-Law và Cộng sự nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam thường sơ suất khi soạn thảo Hợp đồng, dẫn đến gặp phải những rủi ro không đáng có. Chính vì vậy trong phạm vi bài viết này, Hi-Law và Cộng sự xin đưa ra một số lưu ý cơ bản, quan trọng khi soạn thảo Hợp đồng đối với doanh nghiệp như sau:

1. Khi soạn thảo hợp đồng cần lưu ý về hình thức của hợp đồng.
Một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là hợp đồng phải được công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật có yêu cầu. Ví dụ như hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất, bất động sản, mua bán các phương tiện như ôtô, tàu thủy,… đều phải được lập thành văn bản và phải có công chứng. Nếu không đáp ứng các điều kiện này, giao dịch sẽ vô hiệu và không được pháp luật bảo vệ. Do đó cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp, Hợp đồng chỉ lập thành văn bản thôi chưa đủ, mà cần phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định mới có hiệu lực pháp lý. Việc Công chứng, chứng thực Hợp đồng và chi phí liên quan cũng có thể được các bên thỏa thuận rõ và đưa vào Hợp đồng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp pháp luật quy định Hợp đồng phải đăng ký hoặc phải xin phép thi phải tuân theo các quy định đó.

2. Khi soạn thảo hợp đồng cần lưu ý về chủ thể ký kết Hợp đồng:
Ngoài việc phải đảm bảo điều kiện về mặt chủ thể khi tham gia giao dịch theo quy định của Bộ luật Dân sự ( phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự) thì Hợp đồng phải do người có thẩm quyền hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền ký kết.

Thông thường đối với doanh nghiệp thì người có thẩm quyền ký kết Hợp đồng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền.

Lưu ý: Người đại diện theo ủy quyền chỉ được thực hiện trong phạm vi được uỷ quyền khi ký kết hợp đồng.

Việc không đảm bảo điều kiện về mặt chủ thể khi ký kết Hợp đồng có thể dẫn đến Hợp đồng vô hiệu.

3. Khi soạn thảo hợp đồng cần lưu ý về nội dung Hợp đồng:
Thực tế, nội dung thường được các Bên quan tâm, chú trong nhất khi soạn thảo Hợp đồng là các điều khoản liên quan đến Quyền và Nghĩa vụ của các Bên. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số nội dung quan trọng mà các Bên chủ quan bỏ qua, hoặc thường soạn thảo rất sơ sài, có thể dẫn đến nhiều rủi ro không đáng có như:

Thứ nhất là đối tượng của hợp đồng:
Đây là điều đầu tiên các Bên cần chú ý đến khi soạn thảo Hợp đồng, cần xác định rõ đối tượng chủ thể là gì? Có đặc điểm như thế nào? Đã đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật (nếu có) hay chưa?…Việc quy định chi tiết đối tượng hợp đồng đôi khi có thể là căn cứ để xem xét có sự vi phạm hợp đồng hay không, từ đó xác định trách nhiệm giữa các bên, đặc biệt là đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa.

Thứ hai, về hiệu lực Hợp đồng
Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ…), các bên cần hết sức lưu ý điều này bởi vì hợp đồng có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Thứ ba, điều khoản về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 418 BLDS năm 2015 “ Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. Như vậy việc phạt vi phạm chỉ áp dụng khi các bên có thỏa thuận trong Hợp đồng. Do đó trường hợp muốn áp dụng chế tài phạt vi phạm để ràng buộc trách nhiệm giữa các bên thì cần phải thỏa thuận rõ nội dung này trong Hợp đồng.

Cần lưu ý rằng phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai chế tài khác nhau, Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Điều này cần phải được quy định rõ ràng.

Ngoài ra, cần phải lưu ý về mức phạt vi phạm tối đa trong một số trường hợp. Bộ luật Dân sự không quy định về mức phạt vi phạm tối đa, tuy nhiên Luật thương mại năm 2015 quy định mức phạt vi phạm đối với các Hợp đồng thương mại tối đa là 8%, Hợp đồng xây dựng đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước thì mức phạt vi phạm tối đa không quá 12%. Trường hợp quy định mức phạt vượt quá mức tối đa theo quy định của pháp luật thì phần vượt quá có thể bị coi là vô hiệu, do đó, các Bên cần phải xác định rõ quan hệ pháp luật để quy định mức phạt vi phạm cho phù hợp.

Thứ tư, điều khoản về Luật áp dụng và Giải quyết tranh chấp.
Đối với các loại Hợp đồng nói chung, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, một điều khoản không kém quan trọng đó là điều khoản chọn luật và nơi giải quyết tranh chấp. Việc này giúp chho các bên tránh những tranh cãi không đáng có, và không bị lúng túng khi giải quyết tranh chấp, giúp quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh hơn.

Trên đây là một số lưu ý của Hi-Law và Cộng sự khi trong quá trình soạn thảo Hợp đồng. Nếu cần có một hợp đồng chặt chẽ về mặt pháp lý, bảo bệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình trong các giao dịch, Quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tư vấn, rà soát và soạn thảo Hợp đồng của chúng tôi. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật nói chung và soạn thảo hợp đồng nói riêng, chúng tôi tự tin có thể giúp Quý khách hạn chế những rủi ro pháp lý không đáng có phát sinh từ quá trình soạn thảo, kỹ kết Hợp đồng. Hãy liên hệ ngay với Hi-Law và Cộng sự để được tư vấn kịp thời.

Bài đăng liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây

[woocommerce_my_account]